Tia UV gây hại được ngăn chặn: Vitamin D là chất mà làn da chúng ta hấp thụ hằng ngày, tuy vậy, môi trường ngày càng suy yếu, lớp ozone mỏng khiến các nguy cơ làn da hấp thụ tia cực tím rất lớn, vì thế để ngăn chặn mối nguy hiểm này thì việc sử dụng kem chống nắng là rất quan trọng.
Giảm nguy cơ ung thư da: Việc sử dụng kem chống nắng hằng ngày được chứng minh sẽ giúp làn da của bạn giảm các nguy cơ bệnh ung thư da, nhất là đối với nữ giới ở tuổi 20.
Ngăn ngừa lão hóa: Theo các nghiên cứu, những người dưới 55 tuổi sử dụng thường xuyên kem chống nắng sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ về trùng da, lão hóa tới 24%.
Giúp làn da luôn khỏe khoắn: Các chất có trong kem chống nắng được cho là nguồn protein giúp làn da của bạn được tái thiết để có thể khỏe khoắn và mịn màng hơn.
Các nguy cơ làn da bị cháy nắng bị hạn chế: Sử dụng kem chống nắng giúp làn da hạn chế các tia UVB- tia này khiến làn da bị phát ban, sưng tấy, nguy hiểm hơn là da nổi mụn, tạo khối u nguy hiểm.
Ngoài các tác dụng tốt, nếu bạn dùng sai cách sẽ bị nhiều tác hại
Ngoài những lợi ích, kem chống nắng cũng có tác hại khi người dùng bị phụ thuộc hoặc sử dụng không đúng cách. Phần tiếp theo, những tác hại của kem chống nắng và cách sử dụng chúng ra sao sẽ được chúng tôi đề cập:
Bên cạnh nhiều lợi ích, khi lựa chọn sản phẩm kem chống nắng nào tốt, chị em nên quan tâm đến một số tiêu chí sau:
Pa và SPF là hai chỉ số quan trọng mà bạn phải tìm hiểu khi mua kem chống nắng, vậy hai chỉ số này cụ thể là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số PA là gì?
PA là tên viết tắt của Protection Grade of UVA, đây là chỉ số dùng để đo đạc năng lực chống lại, lọc tia UVA. Thông thường, chỉ số này có ba mức độ là PA+++, PA++ và PA+++, trong đó, dấu + phía sau từ PA là thể hiện thời gian sản phẩm chống lại tia UVA.
Chỉ số SPF là gì?
SPF là tên viết tắt của cụm từ Sun Protection Factor, đây được coi là chỉ số quan trọng của kem chống nắng có thể chống lại tia UVB. Đối với làn da khi ở dưới ánh sáng mặt trời càng dài thì chỉ số này càng cao.
Trung bình, làn da sẽ được bảo vệ khoảng 10 phút dưới ánh nắng mặt trời khi có chỉ số SPF. Nếu muốn làn da được bảo vệ khoảng 200 phút (3 tiếng 20 phút) thì bạn nên mua sản phẩm kem chống nắng có ghi trên bao bì dòng chữ SPF 20.
Trên thị trường hiện nay, đối với các sản phẩm kem chống nắng thì chỉ số SPF thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Nghiên cứu khoa học chỉ ra chứng minh rằng khi chỉ số SPF=60 thì làn da của bạn có thể ngăn chặn được 98% tia UV nguy hiểm, SPF=30 có thể ngăn 95%, SPF= 15 thì ngăn được 93%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì bạn nên chọn các dòng sản phẩm có chỉ số SPF ở khoảng trung bình, tức 30-50. Vì khi lựa chọn chỉ số này ở mức thấp hơn sẽ khó có thể bảo vệ làn da của bạn một cách đầy đủ, trong khi đó chỉ số này ở mức cao quá sẽ khiến làn da của bạn có nguy cơ bị tổn thương.
Nói tóm lại, hai chỉ số PA và SPF được coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá kem chống nắng loại nào tốt. Trên thị trường hiện nay, hầu hết các sản phẩm kem chống nắng đều có trong mình khả năng chống lại tia UVA, trong khi đó không phải tất cả chúng có thể chống lại tia UVB.
Vì vậy, nhìn nhận và đánh giá trên bao bì những chỉ số này là cách tốt nhất để có thể đưa ra nhận xét về công dụng về sản phẩm kem chống nắng mà mình đã lựa chọn.
Ví dụ: Sản phẩm kem chống nắng được ghi trên bao bì là UV A/B, UV A/B/C hoặc có ghi SPF 50- PA+++… được cho là những sản phẩm tốt, có khả năng chống lại được cả tia UVA và UVB nguy hại. Ngược lại, các sản phẩm mà ghi trên bao chỉ mỗi chỉ số SPF thì có nghĩa đây không phải là dòng sản phẩm tốt khi chúng chỉ có công dụng với tia UVB mà thôi.
Mỗi làn da lại có những đặc tính riêng để phù hợp với từng loại kem chống nắng nhất định, vì vậy, khi bạn đã có sự am hiểu về đặc tính làn da của mình thì việc lựa chọn kem chống nắng phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
– Đối với làn da nhạy cảm: Đối với làn da này bạn nên hạn chế sử dụng loại kem hóa học và bạn nên ưu tiên lựa chọn loại kem chống nắng vật lý. Vì làn da nhạy cảm thường dị ứng với các chất hóa học như PABA hoặc oxybenzone, và đặc biệt là dị ứng với các yếu tố thời tiết ngoại cảnh như nắng, gió, bụi bẩn…
– Đối với làn da khô: Đây là loại da cần được cung cấp độ ẩm thường xuyên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì loại da này rất dễ gây mất nước. Vì vậy, để có công dụng nhất, bạn nên lựa chọn những sản phẩm kem dưỡng ẩm trước đi kèm với kem chống nắng sau, tốt nhất là chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF trung bình 30 và ưu tiên có thêm các thành phần dưỡng ẩm ceramides hoặc glycerin.
– Đối với làn da nhờn/da dầu: Người có lớp da dầu thường có những biểu hiện rất khó chịu với làn da bóng ở trên bề mặt, lỗ chân lông thường to, giãn nở do tuyến bã nhờn có sự bài tiết, đặc biệt với làn da nhờn thì các bệnh về da thường có nguy cơ mắc phải.
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì người có da nhờn nên sử dụng những sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF khoảng 45. Ngoài ra, những loại kem chống nắng không gây nhờn, không dầu và được in trên bao bì sản phẩm với các dòng chữ như “No Sebum”, “Oil Free” được khuyến cáo nên sử dụng.
Kem chống nắng cho da mụn: Đối với những người bị mụn thường rất khó để lựa chọn một sản phẩm kem chống nắng cho riêng mình, vì biểu hiện rõ ràng nhất trên khuôn mặt là nhiều mụn cám, mụn bọc, làn da bóng loáng, nhờn dầu.
Đối với những làn da này, để tốt nhất bạn nên sử dụng các loại kem chống nắng vật lý và đặc biệt là không sử dụng các loại kem có chứa nhiều thành phần hóa học, trộn mùi hương, chất dẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm kem chống nắng không gây bít lỗ chân lông, có thể kiềm dầu có tên khoa học là Non-Comedogenic.
Kem chống nắng cho da tổng hợp: Có thể nói đây là làn da có cấu trúc phức tạp nhất, vì vậy để có kết quả tốt nhất bạn nên tham khảo các chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm kem chống nắng. Thông thường, với làn da này bạn cùng lúc sử dụng phương pháp chăm sóc cho da nhờn và chăm sóc cho da khô là rất phổ biến.
Kem chống nắng khi trang điểm: Đối với từng làn da khác nhau, bạn có thể kết hợp các loại kem chống nắng khác nhau như vật lý, hóa hóa, hay vật lý kết hợp với kem hóa học.
Kem chống nắng khi đi bơi: Khi tiếp xúc với môi trường nước bạn nên có một loại kem chống nắng riêng để làn da có thể kháng nước như “Waterproof hay Water Resistant”.
Đối với các loại kem chống nắng khi đi bơi, bạn nên sử dụng lại nhiều lần để có hiệu quả cao nhất. Thông thường, khi thoa kem chống nắng thì thời gian hiệu quả của chúng có thể lên tới 60-80 phút.
Kem chống nắng cho nam giới: Đặc điểm chung của nam giới là vận động tập thể hình, chơi thể thao và tiết ra nhiều mồ hôi, vì vậy đối tượng này nên sử dụng những loại kem chống nắng không thấm nước và có thời gian bảo vệ dài từ 60-80 phút.
Kem chống nắng cho em bé và bà bầu: Với em bé và phụ nữ đang mang thai nên sử dụng các loại kem chống nắng không chứa dầu, kem hóa học, mà khuyến cáo sử dụng các loại kem vật lý vì đây là đối tượng có làn da dễ mẫn cảm.
Nên sử dụng kem chống nắng loại nào tốt: Hóa Học hay Vật Lý
Mỗi sản phẩm kem chống nắng lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì vậy người ta thường chia chúng thành hai loại dựa vào đặc tính của chúng: kém chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý.
Kem chống nắng hoá học: có tên khoa học là Chemical Sunscreen: đây là loại kem với các thành phần chính như Oxybenzone hay Avobenzone…là các thành phần hữu cơ. Các chất này thẩm thấu, hấp thụ các tia UV như một màng lọc hóa học, rồi chuyển hóa, xử lý chúng thành các năng lượng thấp có bước sóng ngắn để làn da không bị tổn hại.
Để phân biệt kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý bạn cần xem xét kỹ các thành phần của chúng được ghi trên bao bì. Thông thường, tên các thành phần này sẽ rất khó nhớ, vì thế bạn chỉ cần xem nó có các khoáng chất Titanium Dioxide hay Zinc Oxide không, kem chống nắng hóa học sẽ không bao giờ có các khoáng chất này.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kem chống nắng vật lý: Có tên khoa học là Sunscreen Body: thành phần của loại kem chống nắng vật lý gồm các chất khoáng hoạt tính là Zinc Oxide hoặc Titanium dioxide, đây đều là những chất vô cơ.
Nguyên lý hoạt động của các chất này là tạo nên một màn chắn ở trên da để có thể hấp thụ các tia tử ngoại, ngăn cho chúng không thể xâm hại làn da và biến chứng thành những năng lượng hồng ngoại.
Ưu điểm:
Nhược điểm: